Người Việt xưa chọn gỗ làm bàn thờ thường quan niệm: Gỗ làm bàn thờ phải là loại gỗ chắc chắn, không bị cong vênh quá nhiều hoặc không được mối mọt. Đặc biệt cây gỗ phải mang ý nghĩa tâm linh và dễ tìm, dễ khai thác.
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, hiện nay người Việt ta thường sử dụng ít nhất 8 loại gỗ để làm bàn thờ. Mỗi loại gỗ lại có đặc điểm và ý nghĩa riêng. Sau đây Đồ Gỗ Đồng Phố xin giới thiệu với mọi người 9 loại gỗ tự nhiên thường được dùng để đóng bàn thờ gia tiên. Chúng ta hiểu thêm về ưu, nhược điểm của từng loại.

9 loại gỗ tự nhiên thường được dùng để đóng bàn thờ đẹp
9 loại gỗ tự nhiên thường được dùng để đóng bàn thờ đẹp

9 Loại gỗ tự nhiên thường được dùng để đóng bàn thờ phổ biến nhất hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Những loại gỗ làm bàn thờ phổ biến hiện nay là: gỗ mít, gỗ gõ, gỗ sồi, gỗ gụ, gỗ hương, gỗ thông, gỗ dổi, gỗ tràm và gỗ vàng tâm hoặc cao cấp hơn nữa thì có gỗ Mun, gỗ Trắc.. Nhưng chúng ta không tìm hiểu sâu về mấy loại gỗ cao cấp này vì quá ít người có thể sở hữu được loại này vì quá đắt. Giá của chúng giao động từ 80 triệu đến cả vài trăm triệu.

Xem qua về gỗ Mun : Đồng hồ tháp cổ điển làm từ gỗ Mun đuôi công

Mỗi loại gỗ đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để lựa chọn loại gỗ làm bàn thờ phù hợp với việc thờ cúng của gia đình nhé:

1. Làm bàn thờ bằng Gỗ Mít

Gỗ mít là loại gỗ làm bàn thờ phổ biến nhất từ xưa đến nay. Theo quan niệm dân gian, mít là loài cây tượng trưng cho sự sinh sôi và có khả năng xua đuổi tà khí, nên sẽ đem lại bình an cho gia đình.

Gỗ mít rất chắc, bền và có màu vàng tự nhiên khá đẹp. Nên thường được dùng làm bàn thờ gia tiên. Chất gỗ nhẹ nên thích hợp để làm bàn thờ chung cư, án gian thờ, bàn thờ treo tường hoặc sập thờ.

Án gian thờ gỗ Mít đẹp siêu chất lượng
Án gian thờ gỗ Mít đẹp siêu chất lượng

Ưu điểm của gỗ mít là có giá thành rẻ, vì phổ biến, dễ trồng. Chất gỗ chắc mà dẻo, dễ chạm khắc. Gỗ mít cũng có khả năng chịu nước rất tốt. Nên có thể sử dụng lâu dài mà không sợ cong vênh hay mốc.

Mùi hương tự nhiên của gỗ cũng rất dễ chịu. Thậm chí, nhiều người còn thấy giống mùi trầm. Nên khi đặt bàn thờ trong nhà sẽ đem lại cảm giác mùi hương dễ chịu, không như các loại gỗ công nghiệp khác.

Nhược điểm duy nhất của gỗ mít là có ít vân gỗ. Hiện nay cũng không còn nhiều cây mít với tiết diện thân cây gỗ lớn. Nên thường phải nhập khẩu từ Lào và các nước châu phi.

Đặt làm bàn thờ gỗ Mít quý khách hàng có thể liên hệ Zalo 0989679128

Xem qua : Các mẫu bàn thờ làm bằng gỗ Mít đẹp

2. Làm bàn thờ bằng gỗ Sồi

Gỗ sồi là loại gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, thường là từ Mỹ, Nga, Anh hoặc Thụy Điển. Gỗ sồi làm bàn thờ gỗ thường là loại gỗ sồi đỏ, đây là loại gỗ có màu đỏ tự nhiên. Hiện nay, nhờ mở cửa kinh tế giao thương giữa các nước mà gỗ sồi nhập khẩu đang dần trở nên phổ biến, mức giá cũng rất kinh tế.

Chất gỗ sồi cứng và nặng. Cấu trúc thớ gỗ rất chặt chẽ nên gỗ chưa qua xử lý đã có khả năng chống thấm, chống nước tốt. Gỗ sồi cũng có khả năng lên màu sơn rất tốt. Do vậy, các sản phẩm gỗ sồi được phủ sơn đều lên màu rất đều, đẹp.

Mẫu bàn thờ đẹp làm từ gỗ Sồi Nga giá rẻ tại Hà Nội
Mẫu bàn thờ đẹp làm từ gỗ Sồi Nga giá rẻ tại Hà Nội

Ưu điểm của gỗ sồi là có độ bền cao. Sau khi được xử lý đúng cách, gỗ sẽ có độ bền lâu năm và không sợ bị cong vênh, mối mọt. Bản gỗ sồi cũng rất to, nên khi sử dụng gỗ sồi làm bàn thờ thì không cần phải ghép từ các mảnh gỗ khác. Ưu điểm này giúp tăng độ bền đáng kể cho bàn thờ.

Nhược điểm của gỗ sồi là cần xử lý chuẩn xác, cầu kỳ và khá phức tạp. Quá trình tẩm, sấy gỗ sồi tự nhiên đến khi thành phẩm cần chính xác. Nếu làm sai, gỗ sẽ không đảm bảo được độ cứng, chắc. Đồ đạc chế tác từ gỗ sồi vì thế mà sẽ kém bền.

Quý khách hàng có thể gọi tới số 0989679128 để đặt làm bàn thờ gỗ Sồi giá rẻ

Xem thêm : Các mẫu bàn thờ giá rẻ làm từ gỗ sồi

3. Làm bàn thờ từ Gỗ Gụ

Gỗ gụ là một trong những loại gỗ quý hàng đầu Việt Nam. Gỗ gụ quý không chỉ vì độ hiếm của loại gỗ này, mà còn vì chất lượng của gỗ gụ rất đáng nể. Chất gỗ gụ thẳng, vân lại mịn. Thậm chí một số cây gỗ gụ còn có vân hoa rất bắt mắt.

Mẫu sập thờ gỗ gụ đẹp và siêu chất lượng được đóng bởi Đồ Gỗ Đồng Phố
Mẫu sập thờ gỗ gụ đẹp và siêu chất lượng được đóng bởi Đồ Gỗ Đồng Phố

Ưu điểm lớn nhất của gỗ gụ là có độ bền cao, chất gỗ cứng. Gỗ gụ tự nhiên cũng đã có khả năng chống mối mọt. Nên khi chế tác thành bàn thờ gỗ thì cũng không lo bị mối mọt xâm nhập.

Nhược điểm lớn nhất của gỗ gụ là giá thành đắt vì độ khan hiếm cao. Gỗ gụ là loại cây thân gỗ sinh trưởng chậm. Do vậy, mất rất nhiều thời gian mới có thể thu hoạch được cây gỗ để đưa vào chế tác.

Ngoài ra, gỗ gụ cũng không mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Nên hiện nay, gỗ gụ thường được lựa chọn thay thế bởi các loại gỗ khác chất lượng tương đương mà giá lại rẻ hơn như gỗ gõ đang là xu hướng thay thế.

Link mua : Những mẫu sập thờ gỗ gụ giá tốt tại Hà Nội

4. Làm bàn thờ bằng Gỗ Hương

Gỗ hương là loại gỗ được nhiều người ưa chuộng sử dụng để làm đồ thờ cúng và bàn thờ gỗ hoặc tranh gỗ. Chất gỗ hương chắc, mịn và rất cứng. Gỗ có mùi hương thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu. Ngoài ra, gỗ hương cũng mang ý nghĩa tâm linh nên thường được sử dụng để làm đồ thờ cúng.

Bộ án gian thờ làm từ gỗ Hương giá siêu tốt tại Hà Nội
Bộ án gian thờ làm từ gỗ Hương giá siêu tốt tại Hà Nội

Ưu điểm của gỗ hương là có độ bền cao. Với độ chắc và cứng của gỗ thì rất khó để mối mọt có thể xâm nhập được. Cây gỗ hương cũng có bản gỗ rất to, lớn. Nên khi khai thác để chế tác, có thể sử dụng nguyên khối để làm bàn thờ gỗ mà không cần ghép. Do vậy sẽ tăng độ bền, hạn chế tối thiểu nguy cơ cong vênh cho bàn thờ.

Bên cạnh đó, gỗ hương cũng có vân gỗ và màu sắc rất đẹp. Các vân gỗ của gỗ hương được sắp xếp đan chéo vào nhau. Nhờ đó giúp sản phẩm chế tác từ gỗ hương tăng chiều sâu mà không cần phải can thiệp chế tác nhiều.

Nhược điểm duy nhất của gỗ hương là giá thành rất đắt và rất hiếm. Vì độ hiếm và những đặc điểm độc đáo của loại gỗ này mà mức giá của các sản phẩm chế tác từ gỗ hương thường cao hơn hẳn các loại gỗ còn lại.

Mua bàn thờ gỗ hương có thể nắn tin qua Facebook Đồ Gỗ Đồng Phố

Hoặc xem qua các mẫu bàn thờ gỗ hương tại đây

5. Làm bàn thờ từ gỗ Gõ

Gỗ gõ hay gỗ gõ đỏ đang là một trong những loại gỗ tự nhiên quý hiếm được nhiều gia chủ ưa chuộng khi làm các sản phẩm về đồ gỗ nội thất như bàn thờ, tranh treo tường, đồng hồ cây hay bàn ghế gỗ… Hệ vân của gỗ gõ đỏ được đánh giá là một trong những loại vân đẹp nhất trên thị trường.
Gỗ gõ đỏ có vỏ màu trắng hoặc màu vàng. Khi trưởng thành thân cây có vỏ sần sùi, tán lá rộng.

Cây đồng hồ làm từ gỗ Gõ đỏ được chế tác bởi xưởng Đồ Gỗ Đồng Phố
Cây đồng hồ làm từ gỗ Gõ đỏ được chế tác bởi xưởng Đồ Gỗ Đồng Phố

Ưu điểm của gỗ gõ : Về độ cứng cao có khả năng chịu va đập mạnh, chống chịu nước và ẩm tốt. Nếu được trải qua quy trình sản xuất bởi đơn vị có tay nghề cao. Sẽ không bị hiện tượng mối mọt. Do đó tuổi thọ của các loại đồ đóng từ gỗ gõ đỏ khá cao

Về nhược điểm : Gỗ gõ đỏ có giá thành khá cao so với nhiều loại gỗ tự nhiên khác bởi vì sự khan hiếm của nó trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, do khối lượng rất nặng nên việc chế tác sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn

Mua bàn thờ chung cư làm từ gỗ Gõ xin liên hệ số điện thoại xưởng : 0989.679.128 để có giá tốt nhất

Xem nhiều mẫu bàn thờ gỗ gõ click vào link dưới đây : https://dogodongpho.com/bt-key/ban-tho-go-go

6. Làm bàn thờ bằng gỗ vàng tâm

Gỗ vàng tâm là loại gỗ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Do đó, thường được sử dụng để làm bàn thờ gỗ, án thờ, sập thờ. Chất gỗ vàng tâm vừa nhẹ, vừa cứng, độ bền cao. Gỗ có hương thơm tự nhiên khá dễ chịu.

Ưu điểm của gỗ vàng tâm là có khả năng tự chống mối, mọt. Đồng thời, gỗ chịu nước, chịu ẩm cũng rất tốt nên không sợ gãy, mục trong quá trình sử dụng. Đồ thờ cúng được chế tác từ gỗ vàng tâm có độ bền gần như trường tồn với thời gian.

Nhược điểm của loại gỗ này là giá thành cao vì độ hiếm của cây gỗ vàng tâm. Nhưng gỗ vàng tâm thì rất khó để nhận biết sau khi đã được chế tác. Do vậy, khi mua bàn thờ gỗ vàng tâm, bạn nên cẩn trọng, chọn địa chỉ uy tín để mua. Tránh trường hợp bị đánh tráo chất liệu gỗ.

7. Làm bàn thờ từ gỗ thông

Gỗ thông là loại gỗ mới được sử dụng để làm bàn thờ trong thời gian gần đây. Gỗ thông thường được sử dụng để làm bàn thờ treo, bàn thờ Thiên Chúa. Đặc điểm của gỗ thông là chất gỗ mềm, nhẹ. Nên rất dễ chạm trổ hoa văn.

Bàn thờ thiên chúa làm từ gỗ thông tự nhiên
Bàn thờ thiên chúa làm từ gỗ thông tự nhiên

Ưu điểm của gỗ thông là có khả năng chịu lực cao. Độ bám ốc, đinh cũng rất tốt. Khó bị cong, vênh khi gặp hơi ẩm. Nên phù hợp để làm bàn thờ treo. Bản thân gỗ thông có rất nhiều nhựa, nên có thể bảo vệ cây gỗ khỏi mối mọt xâm nhập.

Tuy nhiên, nhược điểm của gỗ thông là kém sang trọng. Gỗ thông cũng không mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Nên người ta thường sử dụng gỗ thông để làm các sản phẩm bàn thờ giá rẻ hoặc đồ nội thất trang trí cơ bản.

8. Làm bàn thờ từ gỗ Dổi

Gỗ dổi cũng là một loại gỗ được ưa chuộng để làm bàn thờ gỗ. Chất gỗ dổi nhẹ, chắc, ít bị co ngót sau thời gian dài sử dụng. Gỗ dổi có khả năng chống mối mọt tự nhiên, và khả năng chịu nhiệt, chịu nước rất đáng kể. Nên sản phẩm bào chế từ gỗ dổi thường có tuổi thọ khá cao.

ban tho o xa lam tu go doi | Bàn thờ gỗ Đồng Phố
Bàn thờ ô xa làm từ gỗ Dổi, hàng cao cấp

Ưu điểm của gỗ dổi nằm ở mùi hương và độ nhẹ của gỗ. Gỗ dổi tự nhiên có mùi hương thơm nhẹ, khá dễ chịu. Chất gỗ nhẹ, chắc nhưng lại rất dễ chạm trổ. Do đó, các loại bàn thờ gỗ treo tường hoa văn cầu kỳ thường được làm từ gỗ dổi.

Nhược điểm của gỗ dổi là giá thành đắt. So với gỗ mít, gỗ thông… thì gỗ dổi không quá nổi trội. Nhưng vì hương thơm dễ chịu và độ bền cao mà nhiều người vẫn rất ưa chuộng chọn bàn thờ gỗ dổi để sử dụng.

9. Làm bàn thờ gia tiên từ gỗ Tràm

Gỗ tràm là một trong số các loại gỗ ưa chuộng để làm bàn thờ hiện nay. Đây là cây gỗ được trồng ở quy mô công nghiệp. Do đó, số lượng gỗ rất dồi dào. Chất gỗ tràm tự nhiên thường ít có mối mọt. Cây gỗ cũng ít khuyết điểm. Chất gỗ chắc, bền, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt. Giá thành loại này cũng khá rẻ do quy mô công nghiệp của nó.

Bàn thờ giá rẻ được làm từ gỗ Tràm công nghiệp
Bàn thờ giá rẻ được làm từ gỗ Tràm công nghiệp

Ưu điểm lớn nhất của gỗ tràm là cây gỗ có tiết diện khá lớn. Do đó, khi chế tác bàn thờ gỗ bằng gỗ tràm, có thể sử dụng gỗ nguyên khối mà không phải ghép. Điều này giúp bàn thờ được đẹp hơn, mang ý nghĩa tâm linh tốt hơn và cũng bền chắc hơn.

Nhược điểm của gỗ tràm là gỗ dễ bị bị lõm. Do cấu trúc gỗ tuy cứng, chắc nhưng lại có độ xốp tương đối. Nên khi tác động lực quá mạnh thì sẽ gây lõm, xước gỗ.

Xưởng đóng bàn thờ Đồng Phố cam kết giá rẻ nhất Hà Nội

Trên đây là 9 loại gỗ tự nhiên thường được dùng để đóng bàn thờ từ loại phổ thông đến cao cấp. Những loại gỗ tự nhiên này thường được xưởng bàn thờ gỗ Đồng Phố đóng theo yêu cầu của khách hàng trên cả nước.

Mọi chi tiết xin gọi 0989.679.128 để được tư vấn thiết kế phòng thờ theo yêu cầu

5/5 - (Có 15 đánh giá cho sản phẩm này)

Xưởng Bàn Thờ Gỗ Đồng Phố

Quý khách hàng có thể tìm thấy xưởng đóng bàn thờ qua phần chỉ đường của Google Map bên dưới, hoặc liên hệ tới số 0989 679 128 để biết thêm thông tin

Bình luận về bài viết