BÀN THỜ THẦN TÀI LÀ GÌ?
Từ lâu, thần tài đã được thờ phụng trong dân gian, trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Chính vì lẽ đó mà bàn thờ thần tài hay còn gọi là bàn thờ ông địa thần tài vẫn được bố trí trang trọng trong các gia đình hiện đại ngày nay.
Thần tài là ai?
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài chính là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình. Vì thế mà vị thần này rất được tin thờ hiện nay. Đặc biệt, đối với những người làm nghề buôn thì sự tôn sùng vị thần này là đặc biệt cần thiết. Thờ Thần Tài là nhằm cầu mong may mắn bình an, điều này được thể hiện nhiều qua các truyền thuyết, sự tích được kể lại về vị thần này như sau:
Thần Tài vốn là một vị thần sống trên Thiên đình, hàng ngày ông có nhiệm vụ kiểm kê, cai quản tiền bạc, tài lộc của nhân gian. Thế nhưng vị thần này có tính hay uống rượu. Kết quả là trong một lần say ngài đã rơi xuống dương gian, đập đầu vào đá khiến đầu óc không được minh mẫn, quên mất thân phận của mình. Ngài thường đi lang thang khắp nơi, dân chúng nhìn thấy tưởng người điên nên lột hết mũ áo của ngài.
Thần Tài ngày ngày đi ăn xin và ngài thường xuyên đi đến các quán có món yêu thích là vịt quay, heo quay. Chủ quán nhân lúc ế ẩm bèn mời ngài vào coi như bố thí cho một người ăn xin. Ai ngờ từ đó buôn bán đắt đỏ, khách vào nườm nượp suốt cả ngày. Tuy nhiên, do Thần Tài ngày ngày đến ăn chực nên vị chủ quán đó đuổi ngài đi. Từ đó chuyện kinh doanh ế ẩm, cả ngày vắng hoe không có một bóng khách nào.
Thấy sự lạ các hàng quán xung quanh cũng đua nhau mời Thần Tài đến ăn uống và ngài cứ vào quán nào thì quán đó buôn may bán đắt. Từ đó dân chúng tranh giành hậu đãi ngài, cũng thường xuyên đem quần áo mới đến biếu tặng cho ngài vui lòng. May thay ngài được tặng lại đúng bộ quần áo Thiên đình năm xưa, khi mặc vào ngài nhớ lại thân phận thật của mình và bay về trời.
Dân chúng lấy ngày ngài về trời là mùng 10 tháng Giêng để làm ngày Vía Thần Tài. Người ta cũng lấy luôn món yêu thích gà quay, heo quay ban đầu ngài ăn để thờ cúng.
Ý nghĩa của bàn thờ thần tài thổ địa
Người Việt từ xa xưa lập ra bàn thờ ông địa thần tài với mong muốn gửi đến vị thần này những mong muốn, nguyện vọng của mình trong thời gian tới. Vì đây là vị thần chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc nên người dân cũng thường khẩn cầu để ngài ban cho nhiều lợi lộc, sự sung túc và giàu có.
Người dân quan niệm, bàn thờ ông địa thần tài càng được chăm chút thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ thần tài cũng thường sung túc, no ấm, thịnh vượng hơn các gia đình khác. Các cá nhân tin vào tín ngưỡng này cũng nhận được may mắn về chuyện tiền bạc hơn.
Vì sao lại thờ chung Thần Tài và Ông Địa?
Đây là thắc mắc của đại đa số mọi người khi gọi tên bàn thờ bằng cả danh xưng của hai vị thần này. Lý do họ thường xuyên xuất hiện cùng nhau và được thờ chung cũng khá đơn giản.
Theo dân gian thì Thần Tài là vị thần của tiền bạc còn Ông Địa lại là vị thần hộ mệnh cho mảnh đất, mùa màng bội thu, gia súc béo tốt, gia đình no đủ. Người Việt phát triển lên từ văn minh lúa nước nên khi cầu xin sự sung túc khó mà bỏ sót được vị thần tượng trưng cho nông nghiệp như Ông Địa.
Người ta cho rằng thờ cả hai vị thần này cùng lúc thì thỉnh cầu của mình sẽ được hai thần cùng chứng, sự sung túc nhờ thế mà mới trọn vẹn. Những ai cần lập bàn thờ thần tài ông địa?
Việc lập bàn thờ ông địa thần tài tùy theo quan niệm của mỗi người hoặc tùy theo văn hóa vùng miền chứ không có bất kỳ quy định cụ thể nào.
Thông thường tại miền Bắc, người dân thường đặt bàn thờ thần tài ở cửa hàng, công ty hoặc tại gia nếu có kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Các nhà không kinh doanh thì chỉ lập bàn thờ gia tiên bình thường và có thể sắp lễ cúng thêm vào ngày Vía Thần Tài.
Ngược lại ở miền Nam thì người dân lại quan niệm bàn thờ ông địa thần tài là vật phong thủy không thể thiếu được trong gia đình. Do đó, tại khu vực này đa số nhà riêng, công ty, nhà xưởng,… đều lập bàn thờ thần tài.
HƯỚNG DẪN SẮP XẾP BÀN THỜ THẦN TÀI ĐẸP, TỐT THEO PHONG THỦY
Bàn thờ thần tài gồm những gì?
Bàn thờ thần tài bao gồm ban thờ và các vật phẩm phong thủy kèm theo. Việc tìm hiểu thông tin và lên danh sách các món cần mua khá cần thiết, giúp bạn không bỏ sót bất kỳ linh vật nào. Bàn thờ thần tài gồm những vật phẩm sau:
Bàn thờ
Đối với bàn thờ ông địa thần tài thì bạn nên chọn chất liệu làm từ gỗ để đảm bảo sự trang trọng cho các nghi thức làm lễ sau này. Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn giá bàn thờ thần tài ở tầm trung làm từ gỗ xoan đào hoặc chọn bàn thờ dòng cao cấp hơn bằng gỗ lim, gỗ trắc,…
Đối với kích thước bàn thờ thần tài đẹp thì bạn có thể tùy chọn dựa theo không gian thờ cúng của mình. Tuy nhiên bạn nên tham khảo một trong các số đo sau để làm chiều sâu, chiều rộng cho may mắn nhé:
- Sâu 48 cm ngang 41cm cao 61cm tượng trưng cho Tài Lộc.
- Sâu 48 cm ngang 48cm cao 69cm tượng trưng cho Hưng Vượng.
- Sâu 61 cm, ngang 61cm cao 89 tượng trưng cho Tiến Bảo.
- Sâu 69 cm, ngang 69cm cao 107 cm tượng trưng cho Tài Vượng.
- Sâu 81 cm ngang 81 cao 107 cm tượng trưng cho Hưng Vượng.
Vật phẩm phong thủy của Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa
Đối với vật phẩm phong thủy bàn thờ thần tài thì bạn cần chuẩn bị các món đồ sau:
- Khảm gỗ: để đặt bài vị và tượng Ông Địa – Thần Tài.
- Bài vị thần tài: Bài vị này thường được viết bằng chữ Hán có nội dung “Chiêu tài tiến bảo”. Đôi khi gia chủ có thể đề thêm đôi câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc
- Địa khả xuất hoàng kim” để thêm phần may mắn.
- Tượng Ông Đại và Thần Tài: thường làm từ sứ và đặt ngồi cạnh nhau. Tượng Thần Tài thể hiện dưới hình ảnh một ông lão râu dài tóc bạc ngồi trên ngai, một tay chống gậy một tay cầm thoi vàng. Ông Địa là ông lão bụng phệ, một tay cầm quạt nan, một tay cầm vàng. Theo dân gian thì bạn cần đặt Thần Tài ngự bên trái, Ông Địa ngồi bên phải.
- Ba hũ đựng gạo, muối và nước: Từ xưa đây được coi là những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Việc đặt chúng lên ban thờ có ý nghĩa cầu ấm no cho toàn gia. Bạn lưu ý là chỉ đến cuối năm bạn mới thay ba hũ này nhé!
- Bát hương: Số bát hương được bày trên bàn thờ nên là số lẻ, thường thì là ba (đại diện cho thiên – địa – nhân) hoặc năm (đại diện cho các đức nhân – nghĩa – lễ – trí -tín). Kinh nghiệm là bạn nên dùng keo hoặc băng kính để giúp cố định bát hương vào ban thờ, tránh tình trạng bát hương bị đổ làm động bát hương.
- Lọ hoa tươi và mâm ngũ quả: Đối với hoa thì gia chủ nên chủ động tìm mua các loại hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng. Không nên để hoa héo hoặc hoa giả để thờ Thần Tài. Hoa quả thì cũng nên chọn số lượng quả thờ là số lẻ. Sắp xếp bàn thờ thần tài với hai thứ này theo nguyên tắc “Đông bình – Tây quả”, có nghĩa là lọ hoa bên phải, hoa quả bên trái.
- 5 chén nước: 5 chén nước này có thể xếp theo hình chữ Nhất hoặc chữ Thập tùy gia chủ. Số năm ở đây sẽ đại diện cho ngũ phương, ngũ hành cùng sinh sôi, phát triển, nở lộc đơm tài cho tín chủ.
- Ông Cóc: Ông Cóc có thể ngồi bên trái bàn thời ông địa thần tài của chúng ta. Một số người vẫn gọi bàn thờ thần tài có 3 ông chính là vì có thêm Ông Cóc. Đây cũng là vị thần giữ lộc cho gia chủ, bảo vệ được tiền của. Hàng sáng sau khi thắp hương tại bàn thời bạn nên quay Ông Cóc ra cửa chính để đón may mắn, tiền bạc. Tuy nhiên bạn cần quay ông lại khi mặt trời lặn. Có như vậy Ông Cóc mới giúp bạn không bị thất thoát tiền của được.
- Bát tụ lộc: Đây thực chất là một bát sứ trong suốt, đẹp và được đổ đầy nước. Gia chủ hoặc người nhà sẽ thường xuyên lấy cánh hoa tươi để rải lên trên. Bát tụ lộc này vốn được thực hiện dựa theo tinh thần “Minh đường tụ thủy” trong phong thủy từ trước.
- Cặp linh vật: Long Quy và Cóc Thiền Thừ là cặp Trấn Sát – Chiêu Tài Lộc. Cặp linh vật này luôn được nhắc đến từ ngàn xưa. Chúng giúp mang đến những mong ước tốt lành:
- Long Quy: Linh vật này này là đầu Rồng, thân mình Rùa, lưng cõng Gậy Như Ý cùng Kim Quy, được khắc Bát Quái Âm Dương. Phần bàn chân được đặt lên trên tiền, vàng. Long Quy đại diện cho sự uy dũng, giúp trấn sát, kỵ tà, mang lại những điều tốt lành. Việc để Long Quy ở bàn thờ Thần Tài Ông Địa cần chú ý để luôn hướng ra ngoài, điều này để mang lại may mắn, bình an, giúp hóa giải sát khí.
- Cóc Thiềm Thừ: Linh vật này có Ba Chân do Lưu Hải Tiên Ông thuần phục. Tương truyền linh vật này giúp mang đến tiền tài cho con người. Tạo hình của nhân vật này như sau: Lưỡng Nghi ở trên đầu, ở ngang miệng ngậm tiền lớn, cõng hai xâu tiền trên lưng, phần chân được đặt trên tiền bạc. Linh vật này có ý nghĩa mong muốn may mắn, đủ đầy, sung túc cho gia chủ.
Ngoài ra, tùy theo ý muốn của gia chủ mà sắp xếp bàn thờ thần tài có thêm một số linh vật phong thủy như: Tỳ Hưu, cốt Thất bảo, 5 Đồng hoa mai…. Đây đều là những linh vật chuyên chiêu tài lộc trong tín ngưỡng dân gian, ngoài ra chúng còn có tác dụng đem lại may mắn cho gia chủ.
HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP BÀN THỜ THẦN TÀI CHUẨN PHONG THỦY
Chọn ngày cát để mua bàn thờ mới Riêng đối với bàn thờ thần tài thổ địa, bạn tuyệt đối lưu ý không sử dụng lại bàn thờ của nhà khác. Bạn nên chọn một ngày may mắn trong tháng hoặc ngày hợp với tuổi để đi mua bàn thờ. Có như vậy thì sau này mọi sự trong thờ cúng mới được hanh thông.
Khi chọn mua, bạn nên “trả tiền có lẻ” theo quan niệm của dân gian để có được may mắn. Chọn xong thì nên vận chuyển thẳng về nhà chứ không bê đi nhiều nơi.
Kê bàn thờ vào vị trí và bày biện đúng cách
Bạn nên kê bàn thờ vào góc phong thủy trong nhà như đã hướng dẫn ở trên. Lưu ý, bạn nên lấy nước gừng ấm và vải sạch để lau dọn bàn thờ từ trước rồi mới được kê.
Sau khi đã kê bàn thờ vào vị trí thì tiến hành bày biện các vật phẩm phong thủy lên đó. Bài vị cần được dán ở sát vách tường. Chính giữ bàn thờ là 3 hũ muối gạo nước, sau đó là Thần Tài bên trái, Thổ Địa bên phải. Trước hai ông thì bên trái là bình hoa tươi và bên phải là mâm hoa quả. Phía ngoài bàn thờ có thể đặt thêm ông Cóc bên trái.
Chọn ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ
Ngày tốt nhất để thỉnh Thần Tài về nhập tượng là ngày vía của ông, tức là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên nếu bạn không thuận tiện làm trong thời gian này thì có thể chọn các ngày mùng 10 âm hàng tháng cũng được. Lưu ý nếu bạn chọn những ngày này để mời Thần Tài nhập tượng thì cần chuẩn bị cả lễ ngọt, lễ mặn.
Sắm đồ lễ để cúng
Tùy theo phong tục nơi bạn ở hoặc lập bàn thờ mà bạn có thể cân đối việc sắm đồ lễ cho hợp lý. Tuy nhiên một lễ cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài sẽ bao gồm các món sau đây:
- 10 bông cúc hoặc hồng vàng.
- Đĩa xôi gấc.
- 1 gà trống luộc, thịt lợn quay, vịt quay.
- 1 mâm ngũ quả cùng 5 lá trầu, 5 quả cau.
- 5 củ tỏi.
- 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 1 bao thuốc lá.
- 5 ông ngựa đỏ nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh.
- 5 thẻ hương cùng 10 lễ tiền vàng, tiền thần tài, đại thiếc,…
Thực hiện cúng xin Thần Tài nhập tượng
Sau khi đã sắm lễ và bày biện tươm tất đặt lên bàn thờ thần tài thì có thể tiến hành cúng rồi an vị lô nhang để cầu an. Lúc này bạn cần chú ý xem 3 nén hương mình thắp có cháy hết hay không. Nếu hương không cháy hết thì thần không thuận tình, cần cúng lại.
Trong trường hợp hương đã cháy hết thì có thể khấn tạ, hạ lễ nhưng cần giữ hương từ 7 – 100 ngày tùy theo điều kiện gia chủ. Ngoài ra bạn có thể chọn thắp hương vòng hoặc mỗi ngày thắp một nén hương mới vào buổi sáng.
Sau khi lễ hoàn là bạn đã có bàn thờ ông địa thần tài linh nghiệm, có thể thực hiện cúng tế như bình thường.
Nên cúng Thần Tài vào lúc nào hàng tháng?
Bạn nên thực hiện cúng Thần Tài vào ngày vía của ngài là ngày 10 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra các dịp đại lễ, giỗ chạp, ngày Rằm, mùng Một hay Tết bạn cũng nên chuẩn bị cỗ mặn hoặc cỗ ngọt để dâng lên cho ngài. Đối với ngày Thần Tài bạn nên chọn cúng vào khung giờ Thìn (từ 7 – 9 giờ sáng) để nhận được may mắn. Riêng đối với các gia đình đặt bàn thờ tại địa điểm kinh doanh thì nên thắp nhang vào mỗi sáng trước khi mở cửa bán hàng để cầu tài cầu lộc.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẬP VÀ THỜ CÚNG BÀN THỜ THẦN TÀI
Đối với bàn thờ ông địa thần tài bạn cần hết sức cẩn trọng, chu đáo trong cúng tế thì mọi việc mới được suôn sẻ, chuyện làm ăn mới có cơ hội khởi sắc. Hãy tham khảo các lưu ý dưới đây để đảm bảo bàn thờ nhà mình hợp phong thủy và đem đến sự thịnh vượng nhé!
Những sai lầm tán lộc mọi người thường mắc phải
- Chọn tượng Thần Tài, Ông Địa không cẩn thận: Người ta thường rất kỵ tình trạng gương mặt hai ông thần không vui vẻ, hồ hởi dẫn đến mất lộc. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tượng không sứt mẻ, mất linh nghiệm hoặc khiến việc kinh doanh bị thăng giáng thất thường.
- Bát hương và tượng Thần Tài, Ông Địa mua về nhà không được lau rửa kỹ càng đã đem thờ cúng.
- Bàn thờ ông địa thần tài không nghiêm trang, có vật nuôi trong nhà đến quấy phá hoặc gia chủ không lau dọn cẩn thận, thường xuyên.
- Thiếu bát nước Minh Đường Tụ Thủy.
- Ông Cóc không được khai quang điểm nhãn hoặc gia chủ không biết hoặc quay ông Cóc không đúng cách để đón lộc.
- Bàn thờ thần tài đặt ngay gần nhà vệ sinh làm ô uế hoặc bị gương chiếu trực tiếp vào.
- Khi thắp hương cắm hương không ngay ngắn, bị chồng chéo lên nhau.
- Đồ hạ lễ thì nên chia cho người nhà hoặc cất lại để giữ lộc, tránh đem chia ra ngoài hoặc để rơi vãi là mất lộc. Khi thay rượu hay nước thì nên đứng từ ngoài cửa tưới ngược vào trong nhà với ngụ ý mang tài lộc vào nhà.
VỊ TRÍ KÊ BÀN THỜ THẦN TÀI
Khác với bàn thờ gia tiên cần kê trên cao thì bàn thờ thần tài thổ địa cần phải đặt ở dưới đất tại một góc nhà. Thường là góc nhà thuộc tầng 1.
Hầu hết mọi người đều thắc mắc rằng có nên đặt bàn thờ Thần Tài hướng ra cửa hay không. Câu trả lời là bàn thờ ông địa thần tài luôn phải hướng ra cửa chính. Ngoài ra mặt trước của bàn thờ cũng cần quang đãng, sáng sủa sạch sẽ thì Thần Tài mới hài lòng.
Ngài cũng là người ưa sạch sẽ nên bạn cần chọn góc nhà có vách tường kiên cố, chắc chắn mà không có góc nhọn. Góc này cần có ánh sáng tự nhiên và thoáng khí.
Tùy theo tuổi và mệnh cách của gia chủ mà chúng ta cân nhắc lựa chọn hướng kê cho bàn thờ. Kinh nghiệm là nếu bạn thuộc Tây tứ mệnh thì nên kê về hướng Tây tứ trạch (gồm 4 hướng: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc) và ngược lại nếu bạn thuộc Đông tứ mệnh thì hãy kê về Đông tứ trạch (gồm 4 hướng: Bắc, Nam, Đông, Đông Nam). Bàn thờ cũng nên ưu tiên theo thế “Tựa sơn hướng thủy” để đem về tài lộc.
Bạn có thể tham khảo hai vị trí kê bàn thờ thần tài phát tài phát lộc nhất hiện nay là:
- Bàn thờ kê tại cung Thiên Lộc: Đây là vị trí kê bàn thờ đem đến nhiều thăng tiến cũng như thịnh vượng nhất cho gia chủ. Khi có bàn thờ đặt ở cung này thì việc làm ăn sẽ sớm phát đạt, tấn tới. Sự thịnh vượng của cung này sẽ càng bền chặt nếu như bạn tránh được các sao Tử và Tuyệt tác động vào.
- Bàn thờ kê tại cung Quý Nhân: Quý Nhân là vị cát thần linh thiêng trong tín ngưỡng lâu đời của người Việt chúng ta. Theo đó bàn thờ kê theo cung của thần này sẽ luôn mang về sự cát khánh, may mắn, thuận hòa. Các gia chủ đang gặp nhiều tai ương kê bàn thờ theo hướng này cũng được quý nhân phù trợ, chuyển hung thành cát trên cả công danh và kinh doanh.
Không có bàn thờ thần tài thì cúng ở đâu?
Thờ cúng là chuyện rất linh thiêng, vì vậy bạn cần đặc biệt cẩn trọng trong việc thờ cúng Thần Tài. Nếu chưa có bàn thờ ông địa thần tài riêng thì chưa nên thờ Thần Tài ngay. Tuyệt đối tránh tình trạng thờ Thần Tài chung với bàn thờ gia tiên hay các dạng bàn thờ khác, bạn sẽ nhanh chóng bị mất lộc.
Bàn thờ thần tài ngày Tết nên bài trí ra sao?
Quanh năm chúng ta vẫn giữ bàn thờ ông địa thần tài ra sao thì đến ngày Tết vẫn giữ nguyên các thứ tự bày biện như vậy, tránh dịch chuyển gây mất lộc, không may. Tuy nhiên bạn nên dọn dẹp bàn thờ trước khi Tết đến, thay mâm ngũ quả và hoa tươi để đảm bảo những ngày đầu năm bàn thờ luôn tươm tất.
Ngoài thịt quay cùng đồ ngọt là những món không thể thiếu khi dâng lễ cho Thần Tài thì bạn cũng nên chú ý bày biện mâm ngũ quả bằng các loại quả sau để rước lộc đầu năm:
- Đào: thể hiện cho tuổi thọ viên mãn, may mắn.
- Lựu: ý chỉ đông con nhiều cháu, gia đình đề huề.
- Phật thủ: ý chỉ bình an.
- Táo: biểu hiện cho thành công, sự giàu sang phú quý.
- Thanh long: ý chỉ rồng xanh tượng trưng cho may mắn, phát tài phát lộc.
- Bưởi và dưa hấu: sự may mắn viên mãn, tròn đầy.
- Sung: sự đầy đủ thịnh vượng.
Đồ Gỗ Đồng Phố đã chia sẻ cách lập bàn thờ thần tài, đặc biệt là các lưu ý quan trọng khi sắp xếp, bài trí và chọn hướng bàn thờ ông địa thần tài. Chúc cho công việc làm ăn của bạn luôn phát tài, phát lộc và ngày càng thịnh vượng.